Việt Nam được xem là quốc gia có sản lượng sản xuất gạo và xuất khẩu lớn trên thế giới. Những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong sản xuất và xuất khẩu lúa gạo, góp phần tác động đến nền kinh tế nước nhà. Đặc biệt hơn, gạo cũng vô cùng quan trọng với văn hóa của Việt Nam thông qua những bữa ăn hàng ngày.
Gạo là loại lương thực được thu hoạch từ cây lúa. Gạo là hạt sau khi xay xát lúa để bỏ vỏ trấu. Hạt gạo có màu trắng, nâu hoặc đỏ sẫm khác nhau và rất giàu chất dinh dưỡng. Cụ thể, hạt gạo sau khi xay là gạo lứt, tiếp tục được xay để tách cám gọi là gạo trắng.
Gạo có thể được nấu thành cơm, cháo, rang vàng xay mịn thành bột gạo đều được. Bột gạo chính là nguyên liệu của nhiều món ăn phổ biến ở Châu Á như bánh tẻ, bánh nếp, bánh chưng, bánh giầy, xôi, bún, phở, rượu. Gạo là lương thực chính trong ẩm thực châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Việt Nam là một nước nông nghiệp và gạo là nguồn lương thực chính và là cội nguồn của văn minh, văn hóa dân tộc. Bất cứ nơi đâu tại Việt Nam đều có dấu ấn của gạo trong nếp sống, thói quen, tín ngưỡng.
Gạo là tình yêu đất nước, là nguồn cội, hiện diện trong bữa ăn ngày thường, trong mâm cơm cúng tổ tiên, trong ngày hội.
Trước năm 1986, Việt Nam phải nhập khẩu gạo bởi khả năng sản xuất không thể đáp ứng nhu cầu. Năm 1986, có nhiều chính sách đổi mới về phát triển kinh tế nên gạo được gia tăng sản xuất về sản lượng và năng suất. Đến năm 1989, Việt Nam xuất khẩu gạo và đến nay, gạo Việt Nam có mặt ở hơn 150 nước khác nhau.
Xuất khẩu gạo sẽ mang lại ngoại tệ cho quốc gia, góp phần nâng cao giá trị hạt lúa, hạt gạo Việt Nam. Đây cũng là tiền đề cho việc phát triển thâm canh trồng lúa, tăng sản lượng lúa theo từng năm. Từ đó có thể bảo đảm an ninh lương thực quốc gia và tăng kim ngạch xuất khẩu trong các năm tiếp theo.
Hiện nay, ngành lúa gạo tại Việt Nam cũng được đẩy mạnh tái cơ cấu theo hướng nâng cao hiệu quả. Điều này sẽ nâng cao thu nhập cho nông dân và lợi ích của người tiêu dùng.
Thực tế, diện tích cấy lúa tại Việt Nam giảm dần, nhưng sự tăng nhanh trong sử dụng giống lúa cùng quy trình canh tác đa dạng nên năng suất cao ổn định, đáp ứng yêu cầu thị trường. Đặc biệt là việc gia tăng tỷ trọng các loại gạo có chất lượng cao, giá trị xuất khẩu lớn như gạo ST25.
Theo Tổng cục Thống kê, sản xuất lúa tại Việt Nam có xu hướng tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa chất lượng cao. Trong đó, năm 2020 tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm hơn 85% gạo xuất khẩu. Năm 2021, sản lượng lúa đã tăng 1,1 triệu tấn so năm 2020, bảo đảm an ninh lương thực, phục vụ xuất khẩu. Xuất khẩu gạo năm 2021 đạt 6,2 triệu tấn và tỷ trọng gạo chất lượng cao chiếm hơn 89%.
Hiện nay, việc sản xuất, xuất khẩu gạo có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam. Ngành gạo đã có những bước phát triển và đạt nhiều kết quả tích cực.
Cụ thể, mỗi năm lượng gạo của Việt Nam xuất khẩu đã chiếm 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Hiện nay, mặt hàng gạo của Việt Nam đã có mặt tại 150 quốc gia khác nhau trên thế giới. Tuy nhiên, các sản phẩm thương hiệu gạo Việt Nam vẫn chưa được đánh giá cao bởi cần khắc phục việc nâng cao năng lực tiếp cận thị trường, marketing, đàm phán, ký kết hợp đồng xuất khẩu.
Hơn nữa, xu hướng mới sản xuất gạo sẽ hướng đến quy trình sạch, hữu cơ, đa dạng hóa sản phẩm chế biến. Ngoài ra việc xây dựng các vùng chuyên canh sản xuất lúa gạo hàng hóa chất lượng là rất cần thiết. Tổ chức sản xuất gạo theo quy trình chuẩn, đồng bộ từ khâu giống lúa, canh tác, thu hoạch, chế biến, đóng gói. Xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam đạt chuẩn theo các quy định.
Trên đây là những chia sẻ gạo là gì và tầm quan trọng đối với kinh tế, xã hội Việt Nam. Nếu bạn đọc cần chọn mua gạo số lượng lớn hãy liên hệ Tấn Vương theo thông tin sau:
Liên hệ Tấn Vương
Văn phòng: 69 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 028 3866 1797 - 0903 716 131