Quy trình nấu rượu gạo nhanh chóng, đơn giản, thơm ngon

Thứ bảy, 23/09/2023, 08:55 GMT+7

Nấu rượu gạo được xem là hình thức kinh doanh tiềm năng mang đến nguồn doanh thu ổn định. Để có được mẻ rượu gạo ngon, êm nồng, hương vị truyền thống đòi hỏi tuân theo quy trình làm chưng cất bài bản. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về cách nấu rượu chuẩn xác.

Chọn nguyên liệu nấu rượu gạo phù hợp

Khi nấu rượu thì nguyên liệu là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hương vị và chất lượng thành phẩm. Trong đó, rượu gạo truyền thống thường sẽ được nấu và ủ lên men từ gạo nếp và gạo tẻ.

Mỗi loại gạo sẽ cho ra chất lượng rượu thành phẩm sở hữu hương vị đặc trưng riêng. Loại gạo nấu rượu tốt nhất cần được xát bỏ vỏ trấu, còn lớp cám lụa giàu dinh dưỡng, vitamin giúp rượu gạo thơm, đậm vị hơn.

Thiết bị cần thiết để nấu rượu gạo truyền thống

  • Thiết bị nấu cơm như nồi nấu cơm cỡ lớn

  • Thiết bị làm nguội như nong nia, giá khay đựng lớn

  • Dụng cụ thiết bị lên men như vại chum, thùng chứa có nắp đậy

  • Thiết bị chưng cất như nồi nấu rượu

  • Thiết bị lọc tinh

  • Thiết bị đóng chai

Cách nấu rượu gạo thơm ngon tại nhà 

Tùy từng người chế biến sẽ sở hữu những bí quyết, kinh nghiệm nấu rượu riêng khác nhau. Việc nấu rượu đòi hỏi sự tỉ mỉ và cẩn thận trong từng giai đoạn để có được ly rượu thơm ngon, đậm vị. Các bước thực hiện nấu rượu gạo cơ bản như sau:

Bước 1: Nấu cơm rượu gạo

  • Đầu tiên bạn cần vo sạch gạo khoảng 2 – 3 lần với nước để loại bỏ lớp bụi, mạt trấu sót lại.

  • Sau đó bạn ngâm thêm gạo 20 – 30 phút để hạt gạo tơi xốp, nở đều, nhanh chín hơn.

  • Gạo sau khi ngâm được cho vào nồi với lượng nước phù hợp rồi bật chế độ nấu bình thường. Thông thường cứ 1kg gạo sẽ tương ứng với 1 hoặc 1.2 lít nước.

  • Lưu ý cần hạn chế mở nắp nồi cơm, đảm bảo hạt gạo được chín đều, hồ hóa tinh bột để vi sinh vật dễ lên men.

Bước 2: Trộn men rượu

  • Loại bỏ vỏ trấu sót lại trên men rượu, đập nhuyễn để thu được bột mịn men rượu.

  • Dàn đều cơm gạo trên khay, chờ cơm bớt nóng rồi rắc đều men rượu lên trên.

  • Trộn chung bột men rượu với cơm sao cho bột men phủ đều và bám dính quanh hạt cơm.

  • Men rượu chỉ nên rải khi cơm có độ ấm vừa tay, tránh để cơm quá nóng hoặc quá nguội gây chết men làm ảnh hưởng chất lượng rượu gạo.

Bước 3: Ủ men rượu gạo 

Khi nấu rượu gạo tại nhà với công đoạn ủ men rượu gồm 2 giai đoạn là ủ men khô và ủ men ướt.

  • Giai đoạn ủ men khô

Cơm nếp sau khi rắc đều men được cho vào bình đựng có nắp kín và ủ men ở nhiệt độ 20 – 25 độ C. Sau khoảng 4 – 5 ngày thì cơm rượu dậy nước, mùi thơm nhẹ, hơi chút cay nồng. Nếu thời tiết và nhiệt độ nóng thì rượu nhanh chua, hiệu suất kém nên chúng ta cần chọn thời điểm và vị trí ủ men thích hợp để rượu gạo lên men ngon.

  • Giai đoạn ủ men ướt

Tiếp đến, bạn sẽ thu được cơm rượu lên men, nước cốt rượu đầu tiên. Bạn cho thêm nước vào cơm rượu với tỷ lệ cân đối cứ 10kg gạo : 15 lít nước rồi ủ ướt thêm 1 – 2 tuần. Việc ủ men ướt sẽ giúp chuyển hóa hết tinh bột, đường trong cơm rượu.  Khi cơm rượu và nước có độ trong và vị cay nồng thì bạn hãy mang đi chưng cất.

Bước 4: Chưng cất rượu để có thành phẩm

Bước cuối cùng trong nấu rượu gạo chính là chưng cất rượu thu thành phẩm. bạn đổ hỗn hợp cơm rượu và nước vào nồi, chưng cất ở nhiệt độ phù hợp để rượu gạo không bị khê, đục khó uống.  

Quá trình chưng cất được chia thành 3 đợt như sau:

  • Chưng cất lần 1 sẽ thu được rượu gốc khá nặng có nồng độ cồn khá cao từ 55-65 độ C. Hàm lượng Andehyt trong rượu cao, dễ bị ngộ độc và gây hại trực tiếp cho sức khỏe. Rượu gốc chưng cất lần 1 chỉ nên dùng ngâm.

  • Chưng cất lần 2 thu được rượu có nồng độ khoảng 35-45 độ C. Rượu này dùng để uống, đem bán cho người tiêu dùng.

  • Chưng cất lần 3 sẽ thu được rượu có nồng độ cồn thấp, vị hơi chua. Rượu này được pha chung với rượu gốc và chưng cất 1 lần nữa để hạ độ rượu gốc, lấy được rượu thành phẩm đem bán cho người tiêu dùng.

Trên đây là các bước trong cách nấu rượu gạo truyền thống chi tiết nhất. Mong rằng bạn sẽ có thêm những kiến thức hữu ích khi nấu rượu kinh doanh hoặc sử dụng. Đừng quên liên hệ Tấn Vương để chọn được loại gạo ngon nấu rượu.

Liên hệ Tấn Vương 

Văn phòng: 69 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 

Điện thoại: 028 3866 1797

Các tin khác

Tại sao cốm màu xanh? Cách nhận biết cốm bị nhuộm phẩm màu
1711.2023

Tại sao cốm màu xanh? Cách nhận biết cốm bị nhuộm phẩm màu

Bản chất gốm là được nấu từ gạo không có màu xanh. Hạt cốm có màu xanh vì theo truyền thống, người làm cốm nhuộm màu cho cốm bằng cách dùng lá mạ non giã lấy nước. 
Cốm có thể làm những món gì? 7 món ngon từ cốm không thể bỏ qua
1511.2023

Cốm có thể làm những món gì? 7 món ngon từ cốm không thể bỏ qua

Có nhiều món ngon từ cốm mà bạn có thể chế biến để thưởng thức tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ đến bạn một số món hấp dẫn từ cốm.
Cách nấu cơm cháy vàng giòn bằng nồi cơm điện
1311.2023

Cách nấu cơm cháy vàng giòn bằng nồi cơm điện

Món cơm cháy vàng giòn vô cùng hấp dẫn khi bạn thưởng thức vào tiết trời se lạnh. Vậy cách nấu cơm cháy bằng nồi cơm điện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số mẹo hữu ích nấu cơm cháy thơm ngon với nồi cơm điện.