Từ trước đến nay, Việt Nam là quốc gia luôn đứng đầu về sản lượng xuất khẩu gạo trên thế giới. Trong đó có nhiều loại gạo nổi tiếng tại Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về các dòng gạo thơm ngon nổi tiếng này.
Gạo hữu cơ được sản xuất tuân theo các tiêu chuẩn của quy trình canh tác sạch chuẩn hữu cơ. Cụ thể từ công đoạn thu hoạch đến khâu đóng gói bao bì sẽ được tiến hành cẩn thận, đáp ứng các tiêu chuẩn khắt khe.
Gạo ST25 là loại gạo thơm Sóc Trăng, được nghiên cứu bởi kỹ sư Hồ Quang Cua cùng tiến sĩ Trần Tấn Phương, và kỹ sư Nguyễn Thị Thu Hương. Giống gạo ST25 được công nhận là loại gạo ngon nhất thế giới vào năm 2019. Năm 2020, gạo ST25 đạt giải nhì cuộc thi \\\"Gạo ngon nhất thế giới 2020\\\" tổ chức tại Mỹ.
Gạo ST25 chứa thành phần dinh dưỡng cao như hàm lượng protein cao gấp 10 lần so với gạo thông thường. Bên cạnh đó là hàm lượng chất xơ, magie tốt cho sức khỏe.
Hạt gạo ST25 có hình dáng thon dài, trắng trong, không bị bạc bụng và có mùi thơm như cốm. Gạo ST25 nấu cơm ngon, dẻo và có vị ngọt, phù hợp nhiều đối tượng người dùng khác nhau.
Gạo ST24 có hình dáng dài, thon nhỏ, màu trắng trong cùng mùi thơm lá dứa thoang thoảng. Gạo chứa hàm lượng dinh dưỡng cao phù hợp với người già và người tiểu đường. Đây chính là loại gạo được khá nhiều người Việt yêu thích chọn lựa sử dụng.
Đây là loại gạo nổi tiếng được trồng tại mảnh đất Hải Hậu, tỉnh Nam Định. Gạo có đặc tính nấu cơm nhanh chín, mùi thơm ngào ngọt và màu trắng xanh. Ngoài ra, gạo có hàm lượng dinh dưỡng cao vượt trội hơn nhiều dòng gạo khác.
Hương Lài được trồng nhiều ở vùng Cần Đước, Long An. Hạt gạo Hương Lài có đặc điểm là màu trắng trong, hạt gạo dài, cơm dẻo, mềm, ngọt cơm. Hạt gạo nhỏ với mùi hương hoa lài và có mùi thơm ấn tượng. Đặc biệt sau khi nấu thì cơm vẫn thơm và dẻo khi nguội.
Gạo Jasmine 85 là giống gạo được trồng phổ biến tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam. Gạo thơm Jasmine 85 có hình dáng dài, màu trắng trong, mùi thơm đặc trưng và vị ngọt nhẹ.
Gạo Hàm Châu có hình dạng đặc biệt hơi tròn, bụng bạc. Chiều dài trung bình của hạt gạo khoảng 5.74mm, trọng lượng 1000 hạt khoảng 20g. Đây là loại gạo khi nấu cho cơm tơi xốp và nở nhiều.
Một trong các loại gạo nổi tiếng tại Việt Nam tiếp theo là gạo thơm Đài Loan. Gạo được trồng chủ yếu ở vùng lúa tại Đồng bằng Sông Cửu Long. Hạt gạo có đặc điểm là kích thước khá nhỏ và ngắn. Tùy vào nhiệt độ sấy khi sản xuất gạo sẽ cho màu trắng trong hoặc màu trắng sữa. Cơm nấu từ gạo thơm Đài Loan rất thơm và mềm, vị ngọt dịu, mùi thơm đặc trưng.
Gạo lứt là sự lựa chọn tuyệt vời đối với người ăn kiêng. Hàm lượng dinh dưỡng trong gạo lứt khá cao, không gây béo phì hay tăng cân. Gạo lứt giữ lại được lớp cám gạo nên chứa nhiều dinh dưỡng và hương vị thì tuyệt hảo.
Đây là loại gạo nếp đặc sản của các tỉnh miền Bắc. Gạo có đặc điểm hạt to tròn, béo múp, màu trắng ngà ấn tượng này được sử dụng để làm các món bánh truyền thống như bánh chưng, nấu xôi,… Khi làm các món ăn bằng gạo nếp đều có độ dính cao, dẻo thơm và ngon miệng.
Gạo thơm Thái là loại gạo nổi tiếng được nhân giống từ Thái Lan và được trồng ở các tỉnh miền Bắc, Tây Nam Bộ Việt Nam. Gạo thơm Thái sở hữu hình dáng nhỏ thon và màu trắng với mùi thơm nhẹ dịu.
Gạo Tài Nguyên thơm có đặc điểm là hình dáng dài, màu trắng đục bóng bẩy. Hơn nữa, khi nấu lên sẽ cho ra hạt cơm mềm, xốp, ngọt thơm vô cùng hấp dẫn.
Gạo nàng Xuân được lai tạo từ lúa Tám xoan Hải Hậu của Việt Nam và lúa Khao Dawk Mali của Thái Lan. Gạo nàng Xuân có hình dáng thon dài, màu trắng trong, mang vị ngọt đậm của Tám xoan Hải Hậu và mềm, dẻo của gạo Khao Dawk Mali. Loại gạo nàng Xuân cũng có mùi hương cốm và lá dứa vô cùng tinh tế được người dùng chọn lựa.
Gạo thơm Lài Miên có nguồn gốc từ giống lúa Khaodakmali và RD15 Thái Lan. Gạo thơm Lài Miên với hình dáng thon đồng nhất, tròn dài bóng bẩy, không có bụng trắng, mùi thơm nhẹ, mềm dẻo.
Để nấu các loại gạo nổi tiếng thơm ngon nêu trên chúng ta cũng thực hiện theo các bước cơ bản:
Cho nước vào nồi cơm có gạo, dùng tay nhẹ nhàng vo gạo nhằm loại bỏ vỏ trấu, sạn. Bạn nên vo gạo 2 lần nhẹ nhàng để gạo sạch và vẫn giữ được lớp cám gạo bên ngoài.
Gạo khi đã được làm sạch thì bạn chế nước vào và đo lượng nước phù hợp lượng gạo.
Tiếp đến bạn cho cơm vào nồi và bật chế độ nấu cơm.
Ngay lúc cơm vừa chín tới, bạn mở nắp nồi và dùng đũa xới cơm nhẹ nhàng, để khoảng 1 phút để hơi nước bay đi bớt và bạn đậy nắp thêm 10 phút là được.
Bài viết chia sẻ các loại gạo nổi tiếng tại Việt Nam được người tiêu dùng chọn lựa. Nếu bạn cần tư vấn về loại gạo chất lượng cao, hãy liên hệ với Tấn Vương ngay hôm nay.