Gạo lứt chứa lượng dinh dưỡng đa dạng, giàu vitamin, protein, chất xơ, các nguyên tố vi lượng khác. Tuy nhiên không phải ai cũng nên sử dụng gạo lứt thường xuyên. Vậy đối tượng nào không nên ăn gạo lứt? Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ đến bạn đọc một số đối tượng không nên dùng gạo lứt thường xuyên để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.
Trước khi tìm hiểu đối tượng nào không nên ăn gạo lứt thì bạn cần biết các đặc tính của loại gạo này. Cụ thể, gạo lứt chỉ xay bỏ vỏ trấu nên rất giàu Vitamin, nguyên tố vi lượng, chứa chất xơ cao. Gạo lứt có công dụng giúp điều hòa huyết áp, giảm Cholesterol, tốt cho tim mạch…
Tuy nhiên, gạo lứt giàu về chất khoáng nhưng thiếu chất đạm và chất béo, khó tiêu hóa hơn gạo trắng. Bên cạnh đó, lượng chất xơ quá nhiều có thể gây cản trở hấp thụ chất sắt, canxi của cơ thể.
Tuy gạo lứt được đánh giá rất tốt cho sức khỏe nhưng lại không phù hợp với một số nhóm người như sau:
Giai đoạn dậy thì thì cơ thể sẽ có những yêu cầu đặc biệt về dinh dưỡng và năng lượng. Tuy gạo lứt có nhiều dinh dưỡng nhưng sẽ không thể cung cấp đủ chất đạm và chất béo để cơ thể phát triển. Hơn nữa, lượng chất xơ có trong gạo lứt khá cao sẽ gây cản trở hấp thụ sắt, canxi khiến trẻ chậm lớn.
Gạo lứt có khá nhiều hàm lượng chất xơ hơn gạo trắng nên khó tiêu hoá. Đặc biệt, đối với người tiêu hoá kém khi ăn gạo lứt thường xuyên sẽ khiến dạ dày phải làm việc vất vả. Nghiêm trọng hơn có thể dễ gây giãn tĩnh mạch, gây xuất huyết dạ dày. Do vậy, những đối tượng hay mắc bệnh về tiêu hoá không nên sử dụng gạo lứt quá nhiều.
Nếu bạn hoạt động thể lực nặng cũng không nên chọn gạo lứt để ăn thường xuyên. Lý do bởi gạo lứt là thực phẩm thô, ít chất đạm, ít chất béo nên không đáp ứng đủ năng lượng khi bạn hoạt động thể lực nặng.
Đối tượng nào không nên ăn gạo lứt? Nhóm đối tượng bị thiếu hụt canxi, sắt tuyệt đối không nên sử dụng quá nhiều gạo lứt. Bởi gạo lứt chứa axit phytic khi kết hợp với chất khoáng gây kết tủa làm giảm quá trình hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể. Chính vì thế nếu ai bị thiếu canxi, sắt chỉ nên ăn gạo trắng.
Trẻ nhỏ và người già là nhóm đối tượng với chức năng tiêu hoá kém. Do đó, nếu ăn nhiều gạo lứt chứa nhiều chất xơ sẽ gây khó tiêu, gây áp lực cho dạ dày. Gạo lứt cũng làm việc hấp thu canxi suy yếu mà đây là thành phần quan trọng để phát triển, củng cố hệ xương trẻ nhỏ, người già.
Gạo lứt chứa nhiều chất xơ gây cản trở việc hấp thụ protein, ảnh hưởng tới hoạt động các cơ quan khác nhau như hệ miễn dịch. Do vậy, những người có miễn dịch kém được khuyên không nên ăn nhiều gạo lứt.
Đối với người bình thường, chúng ta chỉ nên ăn gạo lứt khoảng từ 2 - 3 lần mỗi tuần, xen kẽ gạo trắng. Riêng với những đối tượng không nên ăn gạo lứt kể trên thì nên hạn chế tối đa để không sẽ gây hại đến cơ thể..
Đối tượng nào không nên ăn gạo lứt đã được Tấn Vương giải đáp rất cụ thể ở trên. Việc chọn lựa loại gạo phù hợp là điều cần thiết để bạn có được bữa cơm ngon, giàu dưỡng chất. Hãy liên hệ Tấn Vương theo thông tin sau nếu bạn muốn đăng ký làm đại lý phân phối gạo chất lượng.
Văn phòng: 69 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 028 3866 1797 - 0903 716 131