Những thách thức và cơ hội của ngành sản xuất gạo ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa

Thứ sáu, 25/08/2023, 14:41 GMT+7

Ngành sản xuất gạo ở Việt Nam xuất khẩu chiếm 15% tổng lượng gạo xuất khẩu toàn thế giới. Hiện nay, hạt gạo Việt có mặt trên 150 nước và vùng lãnh thổ khác nhau, trong đó chủ yếu là Trung Quốc và Philippines. Vậy cơ hội và thách thức mà ngành sản xuất gạo Việt Nam đang đối mặt là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chính xác nhất cho bạn đọc về những thách thức này. 

Thực trạng ngành sản xuất gạo ở Việt Nam

Theo Bộ NN-PTNT, Việt Nam dự tính có thể xuất khẩu trên 7,5 triệu tấn gạo trong năm 2023. Trước đây, giá gạo xuất khẩu Việt Nam vẫn giữ ổn định. Nhưng đến ngày 1/8, giá gạo xuất khẩu Việt Nam lên mức 590 USD/tấn đối với chủng loại 5% và gần bằng giá gạo của Thái Lan (625 USD/tấn).  

Giá lúa nội địa Việt Nam cũng tăng theo. Tính đến ngày 27/7, giá lúa tăng từ 368 – 441 đồng/kg so với tháng trước, giá gạo tăng từ 850 - 940 đồng/kg. So với cùng kỳ năm 2022, giá gạo tăng từ 2.400 – gần 3.400 đồng/kg.

Cơ hội và thách thức trong ngành xuất khẩu gạo của Việt Nam

Đến giữa tháng 7 năm 2023 thì thị trường thương mại gạo toàn cầu có những dấu hiệu diễn biến phức tạp. Ví dụ như lệnh cấm xuất khẩu gạo tại các thị trường Ấn Độ, UAE, Nga. Hay hiện tượng El Nino làm ảnh hưởng việc sản xuất ngũ cốc tại nhiều khu vực, tình hình chính trị phức tạp.  

Điều này dự báo sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ngành sản xuất gạo ở Việt Nam trong những tháng cuối năm 2023. Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: “Tình hình sản xuất, tiêu thụ gạo toàn cầu đang diễn biến khó lường, hiện tượng El Nino… làm giá cả tăng mạnh. Đây là cơ hội và cũng là thách thức trong sản xuất, xuất khẩu gạo của Việt Nam. Thời cơ giúp chúng ta xuất khẩu được nhiều hơn, bán được giá cao nhưng phải giữ vững an ninh lương thực và giữ thương hiệu gạo Việt Nam”.

Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo của Việt Nam

Ngành lúa gạo đóng vị trí quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Việt Nam. Trong đó, ngành sản xuất gạo ở Việt Nam tiếp tục tái cơ cấu mạnh theo hướng nâng cao hiệu quả, phát triển bền vững. Từ đó có thể đáp ứng đầy đủ nhu cầu tiêu dùng gạo trong nước và gạo xuất khẩu. Để đẩy mạnh xuất khẩu gạo cần có các giải pháp từ phía các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp như sau:

Từ phía cơ quan Nhà nước 

Bộ trưởng Bộ Công Thương đề nghị các bộ, ngành, địa phương, hiệp hội, thương nhân tích cực triển khai đảm bảo việc tiêu thụ lúa, gạo với giá có lợi cho người nông dân. Hơn nữa cần duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu, cân đối xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, bình ổn giá lúa, gạo, bảo đảm xuất khẩu có hiệu quả.

Bộ trưởng nhấn mạnh, đây là thời cơ để đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu gạo để mang lại giá trị, hiệu quả cao. Đây cũng là cơ hội mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu Gạo Việt Nam trên quốc tế.

Ngoài ra, cần tiếp tục xác lập, củng cố cơ chế hợp tác hiệu quả giữa người sản xuất với thương nhân xuất khẩu gạo, giữa các thương nhân với nhau để tránh tình trạng tranh mua, tranh bán, ép cấp, ép giá.

Đối với doanh nghiệp

Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần nghiêm túc duy trì mức dự trữ lưu thông tối thiểu và chế độ báo cáo định kỳ. Doanh nghiệp cần tôn trọng hợp đồng đã ký để giữ uy tín đối tác, hài hòa lợi ích của người sản xuất với doanh nghiệp kinh doanh. Doanh nghiệp cần chú trọng phát triển các thị trường mới nhiều tiềm năng, nhất là những thị trường trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết.

Ngoài ra, doanh nghiệp cần chủ động theo dõi chặt chẽ tình hình thương mại gạo toàn cầu, tìm hiểu về đối tác, thận trọng giao nhận và thanh toán các lô hàng để tránh bị lừa đảo.

Phối hợp với các địa phương để xác lập cơ chế hợp tác, bảo trợ… với người sản xuất để bảo đảm nguồn lúa gạo ổn định, chất lượng phù hợp. 

Trên đây là những thách thức, cơ hội của ngành sản xuất gạo ở Việt Nam ở bối cảnh toàn cầu hóa. Hy vọng những chia sẻ của chúng tôi sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức về lúa gạo tại Việt Nam và thế giới. 

Liên hệ Tấn Vương 

Văn phòng: 69 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 

Điện thoại: 028 3866 1797

Các tin khác

Tại sao cốm màu xanh? Cách nhận biết cốm bị nhuộm phẩm màu
1711.2023

Tại sao cốm màu xanh? Cách nhận biết cốm bị nhuộm phẩm màu

Bản chất gốm là được nấu từ gạo không có màu xanh. Hạt cốm có màu xanh vì theo truyền thống, người làm cốm nhuộm màu cho cốm bằng cách dùng lá mạ non giã lấy nước. 
Cốm có thể làm những món gì? 7 món ngon từ cốm không thể bỏ qua
1511.2023

Cốm có thể làm những món gì? 7 món ngon từ cốm không thể bỏ qua

Có nhiều món ngon từ cốm mà bạn có thể chế biến để thưởng thức tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ đến bạn một số món hấp dẫn từ cốm.
Cách nấu cơm cháy vàng giòn bằng nồi cơm điện
1311.2023

Cách nấu cơm cháy vàng giòn bằng nồi cơm điện

Món cơm cháy vàng giòn vô cùng hấp dẫn khi bạn thưởng thức vào tiết trời se lạnh. Vậy cách nấu cơm cháy bằng nồi cơm điện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số mẹo hữu ích nấu cơm cháy thơm ngon với nồi cơm điện.