Nên chọn mô hình kinh doanh gạo online hay truyền thống?

Thứ bảy, 16/09/2023, 16:49 GMT+7

Thực tế có 2 mô hình kinh doanh gạo khác nhau là kinh doanh online và truyền thống khiến chúng ta phân vân khi lựa chọn. Bởi mỗi loại hình kinh doanh có những ưu nhược điểm khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích khi lựa chọn mô hình kinh doanh.

Ưu nhược điểm mô hình kinh doanh gạo online

Kinh doanh gạo online ngày càng được nhiều người lựa chọn bởi đây là hình thức giúp bạn có thể chủ động tiếp cận khách hàng, không giới hạn vị trí địa lý.

Ưu điểm của kinh doanh gạo online

  • Kinh doanh online có thời gian linh hoạt, không yêu cầu lớn về không gian trưng bày.

  • Đa dạng nhiều cách thức kinh doanh, mang đến sự tiện lợi cho người tiêu dùng.

  • Giá thành sản phẩm cạnh tranh, rẻ hơn bởi các shop kinh doanh online được giảm thiểu tối đa chi phí cố định, chi phí vận hành.

  • Chiến lược marketing hiệu quả trên nhiều nền tảng mạng xã hội, tiếp cận khách hàng mọi lúc, mọi nơi.

Nhược điểm

  • Mô hình kinh doanh gạo online chưa nhận được sự tin tưởng của khách hàng bởi họ không trực tiếp đánh giá sản phẩm.

  • Hình thức kinh doanh này phụ thuộc bên vận chuyển thứ 3, thời gian giao hàng chờ đợi lâu.

  • Không thể trưng bày, quảng bá nhiều loại gạo cùng lúc.

  • Kết quả kinh doanh phụ thuộc nhiều vào các sàn thương mại điện tử, Facebook, Zalo,… 

Ưu nhược điểm kinh doanh cửa hàng gạo truyền thống

Hiện nay, mô hình kinh doanh gạo truyền thống khá phổ biến với nhiều ưu thế nổi bật. 

Ưu điểm

  • Địa điểm kinh doanh minh bạch, thông tin cửa hàng rõ ràng giúp gây dựng được niềm tin của khách hàng với thương hiệu.

  • Không gian cửa hàng dễ dàng trưng bày nhiều loại gạo cùng lúc, phục vụ  mọi yêu cầu khách hàng theo từng phân khúc.

  • Khách hàng có thể an tâm khi mua gạo khi được nhìn tận mắt, sờ tận tay sản phẩm.

  • Tiếp cận trực tiếp tệp khách hàng tiềm năng để cửa hàng có thể định hướng các kế hoạch chăm sóc khách hàng phù hợp.

  • Hạn chế rủi ro khi giao dịch trực tuyến không an toàn giữa người bán và người mua.

Nhược điểm

  • Kinh doanh gạo truyền thống có hạn chế là chi phí đầu tư mặt bằng hay trang trí cửa hàng cố định cửa hàng lớn.

  • Tốn kém chi phí thuê nhân công, tiền điện nước, internet,… 

  • Thời gian bán hàng cố định, khách hàng hạn chế về mặt thời gian khi thực hiện mua hàng.

  • Chi phí chi trả cho quảng cáo, quảng bá thương hiệu rất tốn kém.

Các hình thức kinh doanh gạo online phổ biến 

Bạn có thể tham khảo một số mô hình kinh doanh gạo online dưới đây để hiểu rõ hơn về hình thức này:

  • Bán gạo online trên Fanpage sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng người dùng khác nhau. Nhờ vậy có thể thu hút được lượng lớn nhóm khách hàng tiềm năng và mục tiêu trên thị trường. Tuy nhiên cần xây dựng chiến lược quảng cáo, chăm sóc Fanpage tối ưu.

  • Bán gạo online trên Website có tổ chức và quy mô lớn hơn so với Facebook. Nội dung trên website cần có tên doanh nghiệp, địa chỉ liên hệ, các loại gạo, mức giá,… để khách hàng tiếp cận thương hiệu sản phẩm dễ dàng hơn.

  • Bán gạo online trên các sàn TMĐT như Tiki, Lazada, Sendo, Shopee,… với đầy đủ hình ảnh và thông tin sản phẩm để thu hút khách hàng tiềm năng.

  • Bán gạo trên các diễn đàn của Facebook giúp bạn xác định đúng tệp khách hàng mục tiêu. Ví dụ như các Group nấu ăn, Group buôn bán gạo, Group  kinh nghiệm chọn mua gạo,… 

Lựa chọn mô hình kinh doanh gạo nào phù hợp?

Mỗi hình thức bán gạo online hay truyền thống đều có những đặc điểm và ưu thế nổi bật riêng. Do vậy, tùy theo tệp khách hàng mục tiêu mà bạn hướng đến để cân nhắc mô hình kinh doanh phù hợp.  

  • Kinh doanh gạo truyền thống phù hợp đại đa số khách hàng lớn tuổi, khách hàng quen việc trực tiếp mua hàng.

  • Kinh doanh gạo online phù hợp tệp khách hàng trẻ, hiện đại và tiếp cận nhu cầu khách hàng trên toàn quốc.

Bài viết đã chia sẻ về mô hình kinh doanh gạo online và truyền thống hiện nay. Nếu bạn cần tư vấn thêm về cách thức kinh doanh gạo, hãy liên hệ Tấn Vương theo thông tin sau: 

Liên hệ Tấn Vương 

  • Văn phòng: 69 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam 

  • Điện thoại: 028 3866 1797

Các tin khác

Tại sao cốm màu xanh? Cách nhận biết cốm bị nhuộm phẩm màu
1711.2023

Tại sao cốm màu xanh? Cách nhận biết cốm bị nhuộm phẩm màu

Bản chất gốm là được nấu từ gạo không có màu xanh. Hạt cốm có màu xanh vì theo truyền thống, người làm cốm nhuộm màu cho cốm bằng cách dùng lá mạ non giã lấy nước. 
Cốm có thể làm những món gì? 7 món ngon từ cốm không thể bỏ qua
1511.2023

Cốm có thể làm những món gì? 7 món ngon từ cốm không thể bỏ qua

Có nhiều món ngon từ cốm mà bạn có thể chế biến để thưởng thức tại nhà. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ đến bạn một số món hấp dẫn từ cốm.
Cách nấu cơm cháy vàng giòn bằng nồi cơm điện
1311.2023

Cách nấu cơm cháy vàng giòn bằng nồi cơm điện

Món cơm cháy vàng giòn vô cùng hấp dẫn khi bạn thưởng thức vào tiết trời se lạnh. Vậy cách nấu cơm cháy bằng nồi cơm điện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số mẹo hữu ích nấu cơm cháy thơm ngon với nồi cơm điện.