Gạo lứt được đánh giá là thực phẩm không thể thiếu cho người giảm cân, có chế độ ăn healthy. Tuy nhiên nếu bạn không biết các lưu ý khi ăn gạo lứt, ăn không đúng cách hay ăn quá nhiều sẽ phát sinh các vấn đề tổn hại sức khỏe. Bài viết dưới đây của Tấn Vương sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về gạo lứt và cách sử dụng đúng để đảm bảo sức khỏe.
Trước khi tìm hiểu về các lưu ý khi ăn gạo lứt thì bạn nên biết dinh dưỡng có trong gạo lứt gồm những gì. Thực tế, gạo lứt là loại gạo giữ được lớp cám gạo bên ngoài nên giá trị dinh dưỡng cao hơn gạo trắng.
Trong đó, thành phần dinh dưỡng của gạo lứt gồm có chất xơ, chất đạm, tinh bột, chất béo, magne, alpha lipoic acid. Những thành phần này sẽ tốt cho quá trình giảm cân an toàn của bạn, mang đến vóc dáng săn chắc.
Để đảm bảo việc ăn gạo lứt đúng cách, mang lại hiệu quả cao thì đối với người mới sử dụng gạo lứt nên tuân thủ các lưu ý sau:
Bạn chỉ nên bắt đầu ăn gạo lứt với một lượng nhỏ để dần dần thích nghi. Tốt nhất, bạn hãy thay thế một phần của gạo trắng thông thường bằng gạo lứt để đảm bảo cơ thể thích ứng được.
Rửa sạch gạo lứt trước khi nấu để loại bỏ bụi, hạt cám làm khó tiêu hóa. Sau đó, bạn ngâm gạo trong nước khoảng 30 phút để làm mềm hạt gạo trước khi nấu.
Kết hợp sử dụng gạo lứt với thực phẩm khác giúp cho bữa ăn có vị ngon hơn và cung cấp đầy đủ dinh dưỡng. Tốt nhất, bạn nên kết hợp gạo lứt cùng các loại rau, thịt, hải sản, trứng.
Đảm bảo uống đủ nước trong ngày để việc tiêu hóa thức ăn như gạo lứt dễ dàng hơn.
Lưu ý khi ăn cơm gạo lứt bạn cần ăn chậm, nhai kỹ để hệ tiêu hóa có thể hoạt động hiệu quả và tốt cho sức khỏe.
Sau mỗi bữa ăn, chúng ta cần kiểm tra đường huyết để biết lượng gạo lứt ăn đảm bảo đúng số lượng và không ảnh hưởng lượng đường huyết hay không. Từ đó bạn có thể đưa ra các định lượng và chế độ ăn phù hợp.
Gạo lứt chứa hàm lượng carbs cao nên chúng ta chỉ bổ sung gạo lứt với lượng vừa phải để tốt cho sức khỏe. Đối với người bệnh đái tháo đường cần căn cứ lượng tiêu thụ tối ưu dựa trên mục tiêu lượng đường và phản ứng với carbs.
Ví dụ nếu mục tiêu là 30g carbs mỗi bữa thì chỉ nên ăn gạo lứt là 1/2 chén (100g), chứa 26 carbs. Lưu ý khi ăn gạo lứt đối với bất cứ đối tượng nào là cố gắng kết hợp nhiều loại thực phẩm bổ dưỡng khác như protein nạc, chất béo, trái cây và rau ít carb.
Sử dụng chế độ ăn đa dạng, cân bằng, nhiều thực phẩm toàn phần và hạn chế các sản phẩm chế biến sẽ cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất tốt hơn.
Trong các lưu ý khi ăn gạo lứt thì bạn cũng cần biết đối tượng nào cần hạn chế sử dụng thực phẩm này. Cụ thể một số nhóm người không nên ăn gạo lứt như:
Đối tượng có chức năng tiêu hóa kém, đã từng phẫu thuật đường tiêu hóa không nên ăn gạo lứt. Lý do bởi chất xơ trong gạo lứt khiến cho hệ tiêu hóa hoạt động kém lại tăng thêm áp lực.
Người có khả năng miễn dịch kém khi ăn gạo lứt nhiều dẫn đến hấp thụ protein và chất béo giảm.
Đối tượng mắc bệnh thận không nên ăn nhiều gạo lứt.
Lưu ý khi ăn gạo lứt nêu trên rất quan trọng để bạn đảm bảo sức khỏe tốt nhất khi sử dụng. Nếu bạn có nhu cầu mua gạo lứt, gạo trắng chất lượng tốt, hãy liên hệ Tấn Vương theo những thông tin sau:
Văn phòng: 69 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 028 3866 1797 - 0903 716 131