Việt Nam có sản lượng gạo xuất khẩu khá lớn trong khu vực Đông Nam Á. Trong đó, để xuất khẩu được mặt hàng này cần trải qua các công đoạn, tiêu chuẩn nghiêm ngặt khác nhau. Cụ thể bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các quy chuẩn, công đoạn xuất khẩu gạo đi nước ngoài.
Cần tuân thủ quy trình đóng gói gạo theo các quy định nghiêm ngặt để đảm bảo quá trình xuất khẩu gạo đi xa an toàn, giữ được đúng hương vị ban đầu. Cụ thể một số công đoạn đóng gói gạo như sau:
Đầu tiên bạn cần làm sạch gạo để loại bỏ các tạp chất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tạp chất ở đây ví dụ như hạt thóc kép, rơm rạ, đất đá, mảnh kim loại. Công đoạn phân loại gạo sẽ được tiến hành theo các bước như sau:
Phân loại, làm sạch hạt gạo theo kích thước.
Phân loại trọng lượng riêng của gạo, bề mặt chính nguyên liệu.
Phân loại hạt gạo theo màu sắc.
Bước tiếp theo khi làm gạo xuất khẩu là xay xát lúa gạo tỉ mỉ và kỹ lưỡng. Quy trình xay xát gạo xuất khẩu được thực hiện bởi hệ thống máy móc, công nghệ vô cùng hiện đại. Tùy nhu cầu thương mại gạo nguyên cám, gạo còn cám, gạo trắng mà gạo được xay xát theo nhiều cách khác nhau.
Để thực hiện công đoạn này trước đây con người sẽ sử dụng phương pháp giã gạo bằng chiếc cối đá cỡ lớn và chiếc chày. Hiện nay, người sản xuất gạo chỉ cần đổ thóc vào máy tách để tự động tách lớp trấu bên ngoài. Thành phẩm thu được là gạo lứt.
Bước tiếp theo trong quy trình đóng gói gạo xuất khẩu là quy trình xát trắng gạo. Việc xát trắng gạo được thực hiện bằng các loại máy móc chuyên dụng đem lại hạt gạo trắng sáng, bắt mắt. Bên cạnh đó, hàm lượng dinh dưỡng của hạt gạo vẫn được giữ nguyên như ban đầu.
Gạo xuất khẩu cần có vẻ ngoài trắng sáng và bóng đẹp, tạo sự hấp dẫn cao. Do đó, ở công đoạn tiếp theo, người sản xuất sẽ đưa gạo đi đánh bóng giúp mang đến vẻ ngoài thu hút và giúp bảo quản gạo lâu hơn, tránh côn trùng xâm nhập.
Cuối cùng, hạt gạo sẽ được mang đi đóng gói thành các khối lượng tiêu chuẩn như 1kg, 5 kg, 10 kg, 25 kg... Đối với các bao gạo loại 1kg, 5kg thường sẽ được hút chân không để quản lâu hơn. Sau đó các túi gạo sẽ được đem bảo quản tại kho và xuất đi các đại lý phân phối hay đi xuất khẩu.
Đối với gạo để xuất khẩu thường được đóng trong bao nilon hay bao bì có trọng lượng lên đến 50 kg. Một số lưu ý cần biết khi đóng gói gạo như sau:
Độ ẩm gạo có thể thay đổi tùy theo điều kiện môi trường. Khi độ ẩm bên ngoài thấp khiến cho gạo bị ẩm mạnh gây hao hụt khối lượng từ 1,5 -> 3,5%. Khi độ ẩm bên ngoài cao hơn khiến gạo ẩm ướt, có mùi hôi.
Khi vận chuyển gạo cần chuẩn bị tầng hầm hợp lý và sắp xếp gạo thông thoáng. Cần sử dụng bao sạch sẽ để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho gạo khi vận chuyển.
Gạo xuất khẩu cần trải qua các công đoạn và tiêu chuẩn nghiêm ngặt khác nhau. Nếu bạn cần tìm hiểu về gạo đạt chuẩn xuất khẩu, hãy liên hệ Tấn Vương theo thông tin sau:
Liên hệ Tấn Vương
Văn phòng: 69 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 028 3866 1797 - 0903 716 131