Gạo lứt được đánh giá là ngũ cốc nguyên hạt chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, đối với người bệnh tiểu đường có nên dùng gạo lứt hay không? Chúng ta cùng đi tìm câu trả lời cho câu hỏi này qua nội dung bài viết dưới đây.
Theo các nghiên cứu thì có thể khẳng định người tiểu đường dùng được gạo lứt. Bởi chỉ số GI của gạo lứt là 68 khá an toàn cho sức khỏe người dùng. Ngoài ra, gạo lứt cung cấp nhiều chất dinh dưỡng như chất xơ, magie. Hai thành phần này có trong gạo lứt giúp cơ thể kiểm soát đường huyết hiệu quả.
Đặc biệt, chất xơ trong gạo lứt tốt cho hệ tiêu hóa, thúc đẩy cảm giác no để người tiểu đường bớt thèm ăn. Trong gạo lứt chứa hợp chất flavonoid có tính oxi hóa mạnh nhằm hạn chế nguy cơ mắc bệnh ung thư, tim mạch, Alzheimer…
Đối với người tiểu đường có thể sử dụng gạo lứt đen hoặc đỏ tùy theo nhu cầu. Mỗi loại gạo có những đặc điểm riêng. Ví dụ gạo lứt đỏ có nhiều chất xơ, vitamin A, B… phù hợp đối tượng ăn chay, người bị tiểu đường,… Còn gạo lứt đen giàu chất xơ, ít đường, chứa nhiều hợp chất thực vật để ngăn ngừa bệnh tim, ung thư.
Sau khi đã biết người bệnh tiểu đường có nên dùng gạo lứt hay không thì bạn nên tìm hiểu khẩu phần phù hợp cho đối tượng này. Cụ thể để kiểm soát đường máu của người tiểu đường thì cần chú ý tổng lượng carb tiêu thụ mỗi ngày.
Hiện tại, đối với bệnh nhân tiểu đường, chưa có tiêu chuẩn nào về lượng carbs khuyến nghị . Vì vậy, người bệnh nên dựa vào mục tiêu cần đạt được về chỉ số đường máu, phản ứng của cơ thể với carbs để đưa ra lượng gạo lứt nên tiêu thụ.
Ví dụ, đối với người tiểu đường nên ăn khoảng 1/2 chén cơm gạo lứt chứa 26 carbs.
Ngoài ra, trong khẩu phần ăn của người tiểu đường cần kết hợp với các thực phẩm bổ dưỡng như protein, chất béo lành mạnh, thực phẩm ít carb…
Ngoài ra, người bệnh cần tránh dùng gạo lứt với các thực phẩm chế biến sẵn để duy trì lượng đường trong máu ổn định.
Cách nấu gạo lứt cho người bị tiểu đường không quá khó khăn mà khá đơn giản. Bạn chỉ cần áp dụng theo hướng dẫn sau:
Bước 1: Bạn lấy 1 cốc 180 gam gạo lứt vào nồi và vo gạo dưới vòi nước lạnh.
Bước 2: Sau khi vo xong, bạn đổ 2 cốc nước 475ml vào nồi gạo. Bạn có thể cho thêm một lượng nhỏ dầu ô liu cùng chút muối vào gạo nếu thích.
Bước 3: Sau đó bạn đun sôi, đậy vung, giảm lửa nhỏ khi nấu trên bếp điện, bếp ga. Hoặc bạn cho vào nồi cơm điện và bật nút nấu đơn giản. Trước khi dùng, bạn hãy dùng nĩa đánh tơi cơm để có kết cấu tốt hơn.
Bên cạnh việc hiểu người bệnh tiểu đường có nên dùng gạo lứt hay không thì bạn cũng nên lưu ý các điều sau:
Không nên nấu gạo lứt quá chín hay quá nhiều nước để tránh làm tăng chỉ số GI của gạo. Nấu gạo lứt ở mức vừa chín tới sẽ giúp cơm giữ được lượng vitamin và các dưỡng chất ban đầu. Khi nấu gạo lứt quá chín và quá nhão sẽ khiến chất dinh dưỡng trong gạo mất đi khá nhiều.
Để cân bằng dinh dưỡng, người bệnh tiểu đường cần bổ sung các chất dinh dưỡng từ thịt, rau củ quả lành mạnh.
Khi ăn cơm gạo lứt cần nhai kỹ, nhai chậm để tạo cảm giác no lâu và hệ tiêu hóa hoạt động tốt.
Sau khi ăn, người bệnh cần phải kiểm tra đường huyết trong máu để cân đối lại khẩu phần.
Người bệnh tiểu đường có nên dùng gạo lứt hay không đã được giải đáp cụ thể ở nội dung trên. Nếu quý khách có nhu cầu làm đại lý, phân phối gạo hãy liên hệ Tấn Vương theo thông tin sau:
Liên hệ Tấn Vương
Văn phòng: 69 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 028 3866 1797