Con đường xuất khẩu gạo ở Việt Nam được dự báo có nhiều lợi thế lớn trong thời gian tới. Đây cũng chính là tín hiệu báo mừng cho nền kinh tế nông nghiệp của Việt Nam. Cùng tìm hiểu thêm về các lợi thế nhận được về xuất khẩu gạo dưới đây.
Theo số liệu thống kê cơ quan hải quan năm 2022, kim ngạch xuất khẩu gạo Việt Nam là 7,1 triệu tấn. Con số này tăng 13,8% về lượng và tăng 5,1% về kim ngạch so cùng kỳ của năm 2021.
Xuất khẩu gạo trong tháng 1/2023 của Việt Nam đạt 359.310 tấn, mang lại 186,6 triệu USD. So với tháng 1/2022 thì có sự suy giảm 29% về số lượng nhưng lại tăng 6,8% về giá xuất khẩu.
Trong đó, sản lượng gạo xuất khẩu chủ yếu tập trung ở các tỉnh vùng ĐBSCL. Trong đó, vùng ĐBSCL có sản lượng ước đạt 24 triệu tấn lúa. Lúa hàng hóa dùng xuất khẩu năm 2023 là 13,2 triệu tấn.
Theo nhiều dự báo cho thấy sản lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Bởi nhu cầu gạo từ Philippines tăng cao và nhu cầu nhập khẩu trở lại từ Trung Quốc. Hơn nữa, giá phân bón có xu hướng giảm sẽ là cơ hội để tăng lợi thế cạnh tranh cho gạo Việt khi giá thành sản xuất giảm.
Theo dự báo Bộ Công Thương, đầu năm 2022 diễn ra khủng hoảng lương thực toàn cầu bởi đại dịch COVID-19, căng thẳng Nga-Ukraine, gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, giá lúa mì ở giai đoạn 5.2022 tăng cao dẫn đến xu hướng sử dụng thực phẩm bằng gạo rẻ hơn để thay thế. Chính vì thế mà nhu cầu sử dụng gạo toàn cầu đã tăng mạnh từ nửa đầu năm 2022.
Bên cạnh đó, sản lượng gạo sản xuất Philippines dự báo đi ngang nên thúc đẩy hoạt động nhập khẩu. Với tỉ lệ chiếm hơn 80% tổng thị phần xuất khẩu gạo Philippines giúp cho con đường xuất khẩu gạo Việt Nam hưởng lợi.
Thứ hai, Trung Quốc dự kiến sẽ quay trở lại nhập khẩu gạo nhiều hơn từ cuối năm 2022. Hơn nữa, do các hạn chế về việc di chuyển trong bối cảnh dịch bệnh nên sản xuất nông nghiệp tại Trung Quốc bị giảm sút. Chính vì thế nhu cầu nhập khẩu gạo Việt Nam tăng cao.
Thứ ba, xuất khẩu gạo sang châu Âu sẽ tăng mạnh nhờ Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU. Theo cam kết trong EVFTA, Việt Nam được phép có hạn ngạch xuất khẩu EU là 80.000 tấn gạo/năm.
Mặc dù có nhiều lợi thế, thuận lợi về mặt thị trường nhưng các doanh nghiệp ngành gạo Việt Nam đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Nhiều doanh nghiệp đã kiến nghị Ngân hàng có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp khơi thông nguồn vốn.
Ngoài ra, theo ông Chinh, thị trường xuất khẩu gạo vẫn còn nhiều khó khăn tiềm ẩn về giá cước vận tải biển cao. Ngoài ra còn liên quan đến giá cả đầu vào sản xuất lúa cao, giá các mặt hàng lương thực khác.
Do vậy, để đảm bảo vấn đề xuất khẩu gạo của Việt Nam, Bộ Công Thương luôn chủ động trong các hoạt động xúc tiến thương mại. Các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần nâng cao chất lượng gạo, đáp ứng yêu cầu về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, kiểm dịch thực vật, nguồn gốc để nhận được các ưu đãi từ các hiệp định thương mại tự do. Từ đó việc xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ đạt được nhiều thành tựu và khởi sắc.
Có rất nhiều lợi thế của Việt Nam trên con đường xuất khẩu gạo nêu trên. Nếu quý khách cần tư vấn thêm về gạo xuất khẩu, hãy liên hệ Tấn Vương theo thông tin sau:
Liên hệ Tấn Vương
Văn phòng: 69 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 028 3866 1797 - 0903 716 131