Nhiều chị em nội trợ chọn sử dụng gạo lứt cho chế độ ăn để cung cấp thêm nhiều dưỡng chất cho các thành viên trong gia đình. Vậy gạo lứt có mấy loại? Phân biệt gạo lứt như thế nào? Kinh nghiệm chọn mua ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về gạo lứt.
Gạo lứt là gạo còn nguyên lớp cám bên ngoài, lớp cám chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Gạo lứt giúp giảm cholesterol xấu, giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng tránh ung thư.
Gạo lứt có mấy loại? Có nhiều loại gạo lứt như gạo lứt tím than, gạo lứt huyết rồng, gạo lứt nếp, gạo lứt tẻ,… Tùy theo sở thích mỗi gia đình để chọn lựa loại gạo lứt phù hợp để sử dụng.
Có nhiều chủng loại gạo lứt khác nhau trên thị trường. Trong đó, có nhiều tiêu chí để phân loại gạo lứt như sau:
Nếu phân loại theo màu sắc thì gạo lứt có 3 màu chính là trắng, đỏ và tím than. Những gam màu này sẽ do lớp vỏ cám bên ngoài của gạo quyết định.
Gạo lứt đỏ có màu đỏ nâu và sau khi nấu chín thành cơm khá dẻo. Gạo lứt đỏ chứa khá nhiều chất dinh dưỡng như vitamin B1, A, chất xơ, lipid,... Chính vì thế mà gạo lứt đỏ phù hợp với người lớn tuổi, người ăn chay, người bị đái tháo đường,... Gạo lứt đỏ chứa chỉ số đường ở mức trung bình, không làm đường huyết tăng cao sau ăn.
Gạo lứt tím than chứa nhiều chất xơ, các hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe và chứa ít đường. Ngoài ra, gạo lứt tím than còn chứa nhiều chất chống oxy hóa phòng tránh ung thư và tim mạch.
Gạo lứt trắng, hay còn gọi là gạo nâu, được sản xuất nhiều nhất, thích hợp nhiều đối tượng với các độ tuổi khác nhau. Gạo chứa nhiều chất dinh dưỡng phù hợp sức khỏe người dùng.
Khi phân loại gạo lứt theo chất gạo thì có 2 loại cơ bản là gạo lứt tẻ và gạo lứt nếp như sau:
Gạo lứt tẻ có nhiều chủng loại như gạo lứt hạt ngắn, gạo lứt hạt vừa và gạo lứt hạt dài. Đối với từng loại gạo lứt tẻ sẽ có cách nấu khác nhau như sau:
Gạo lứt hạt ngắn có kết cấu khá dính khi nấu chín. Do đó khi nấu thì cần ngâm gạo qua đêm, thời gian nấu khoảng 25 phút;
Gạo lứt hạt vừa có hạt gạo đầy đặn hơn so với loại hạt gạo lứt nhỏ. Khi nấu chín, cơm ẩm và mềm nên loại gạo này thích hợp nấu món súp hay món ăn phụ. Để chế biến, bạn cần ngâm gạo ít nhất 4 giờ và thực hiện nấu trong khoảng 15 - 20 phút;
Gạo lứt hạt dài hơi cứng hơn gạo thường và dùng cho nhiều món ăn, đặc biệt là cơm. Gạo lứt hạt dài cần nấu trong khoảng 45 phút.
Gạo lứt nếp có nguồn gốc từ nhiều giống nếp như nếp hương, nếp cái hoa vàng, nếp than,... Gạo lứt nếp thường dẻo, dùng nấu xôi, chè, làm bánh hay nấu rượu nếp.
Mỗi loại gạo lứt có những đặc điểm nổi bật khác nhau, đem đến cho khách hàng nhiều lựa chọn. Tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn được loại gạo ưng ý để sử dụng. Bên cạnh đó, bạn cần lưu ý một số kinh nghiệm chọn mua gạo chuẩn dưới đây:
Khi mua, bạn nên sờ thử hạt gạo lứt và nếu cảm thấy lớp ngoài hạt gạo hơi thô ráp, sáng bóng chứng tỏ gạo chất lượng tốt. Bởi đây chính là do lớp cám bao phủ bên ngoài hạt gạo.
Nên chọn mua hạt gạo còn nguyên hạt, không bể nát, có mùi thơm đặc trưng của gạo mới.
Tránh mua gạo đã cũ, gạo bị mối mọt, bị mốc.
Gạo lứt có mấy loại, cách chọn mua như thế nào đã được Tấn Vương giải đáp chi tiết qua nội dung trên. Tấn Vương là một trong các địa chỉ nhận cung cấp nhiều chủng loại gạo chất lượng cao với giá bán phải chăng. Nếu bạn đọc còn bất cứ vướng mắc nào cần giải đáp, hãy liên hệ Tấn Vương theo thông tin sau:
Liên hệ Tấn Vương
Văn phòng: 69 Thành Thái, Phường 14, Quận 10, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: 028 3866 1797